Các doanh nghiệp chyển phát nhanh nước ngoài muốn thâu tóm thị trường Việt Nam
Số 1: DHL muốn ẵm trọn thị trường Việt Nam – Liệu có tham vọng này có đạt được không ? | |
26 năm hoạt động tại Việt Nam, tính đến nay, Hãng chuyển phát nhanh DHL | |
(Tập đoàn Deutsche Post DHL) đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 37 triệu USD. Mới đây, DHL khai trương văn phòng mới với khoản đầu tư trị giá 10 triệu USD. | |
Tính đến nay, DHL đầu tư khoảng 37 triệu USD vào Việt Nam |
Theo ông Jerry Hsu, Giám đốc điều hành DHL Express khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quyết định đầu tư này sẽ bảo đảm duy trì mức tăng trưởng 2 con số trong vài năm tới cho DHL tại Việt Nam, khi thị trường ngày càng cạnh tranh hơn.
“6 tháng đầu năm nay, doanh thu của DHL tăng trưởng 2 con số và sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm nay”, ông Jerry Hsu nói.
Trung tâm mới của DHL chỉ cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 500 m, thuận lợi cho việc nhận và giao hàng, kết nối DHL Việt Nam với mạng lưới của DHL trên toàn cầu, bao gồm 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á – Thái Bình Dương.
Được biết, DHL hiện có 2 trung tâm khai thác cửa khẩu, nơi kết nối dịch vụ mặt đất với hàng không tại TP.HCM và Hà Nội. Với mạng lưới rộng, DHL phục vụ hoạt động vận chuyển của toàn Việt Nam và đang bỏ xa đối thủ với hơn 90% thị phần dịch vụ phát chuyển nhanh.
Để có thể duy trì vị trí số 1, DHL đã bắt tay với Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) từ năm 2007.
“Dù chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Việt Nam, nhưng rõ ràng có nhiều vùng sâu, vùng xa, chúng tôi cũng không thể với tới, sự hợp tác này bổ sung cho điều đó. Khách hàng dân cư, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những vùng sâu, vùng xa sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Chúng tôi rất hài lòng với mối quan hệ này và không có chuyện thay đổi các đối tác lâu năm”, ông Jerry Hsu chia sẻ.
Số 2: UPS và Số 3: FedEx Express cùng đang chuyển đổi mô hình hoạt động
Trong khi DHL khẳng định sẽ không chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn dịch vụ này, thì các đối thủ đến từ Mỹ lại ra sức chạy đua. Trong đó, không thể vắng UPS và FedEx Express.
Năm 2012, Hãng UPS “nổ phát súng” đầu tiên trên thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam, khi mua lại 49% cổ phần của CTCP Chuyển phát nhanh Bưu điện (VNPost Express) trong Liên doanh UPS Việt Nam và chính thức trở thành hãng chuyển phát nhanh toàn cầu đầu tiên đầu tư 100% vốn ngoại tại Việt Nam.
Có mặt ở Việt Nam từ năm 1994, UPS cung cấp trên phạm vi rộng lớn các giải pháp logistics cho các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010, Liên doanh UPS Việt Nam gồm UPS (góp 51% vốn), còn VNPost Express (góp 49%) mới được thành lập.
Hiện UPS đã và đang đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới tại các trung tâm thương mại và công nghiệp trọng điểm, bao gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Dương và Bắc Ninh để phục vụ khách hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, hãng này còn đầu tư cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào logistics, góp phần đưa ngành công nghiệp logistics của Việt Nam phát triển. Được biết, năm 2013, hãng này đã chi 1 tỷ USD cho việc ứng dụng công nghệ trong toàn hệ thống trên toàn cầu.
FedEx Express cũng có thâm niên 20 năm hoạt động ở Việt Nam (FedEx Express bắt đầu dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam vào năm 1994, thông qua hai đối tác là Công ty Bưu chính – Viễn thông Hà Nội và Công ty Bưu chính – Viễn thông TP.HCM). Tháng 11/2012, hãng này đã nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM để xin thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó, ông David Cunningham, Chủ tịch FedEx Express châu Á – Thái Bình Dương rất kỳ vọng vào kế hoạch này. Song đến nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về đề án này.
Với hơn 90 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để dịch vụ chuyển phát nhanh tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, vào cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, khu vực ASEAN sẽ thành một khối thống nhất. Đây là lý do mà các hãng chuyển phát nhanh trên thế giới có những chiến lược mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Trong cuộc đua này, doanh nghiệp Việt ở đâu, hay vẫn đứng ngoài cuộc chơi.