Tiêu điểm logistics Thế giới và Việt Nam năm 2019

Tiêu điểm logistics Thế giới và Việt Nam năm 2019

Vận tải đường biển

 

Ngành Logistics Thế giới

Tổng giá trị thương mại hàng hóa toàn thế giới dựa trên tổng giá trị xuất khẩu đạt mức 18,936 tỷ USD vào năm 2014, tăng trưởng bình quân 6.8% trong giai đoạn 2005 – 2014.  Theo số liệu từ tổ chức Armstrong & Associates, chi phí logistics toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2006 – 2016 tăng trưởng bình quân 4.73%/năm đạt mức 8,858 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 5.37%/năm.

Tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, chỉ số đo lường hiệu quả logistics dao động ở mức cao khoảng từ 3.8 trở lên. Đồng thời, tỷ trọng chi phí logistics tại các quốc gia này chỉ dao động trong khoảng 8% – 10%.  Ngược lại, các quốc gia đang phát triển tại Châu Á, Nam Mỹ như Việt Nam, Indonesia, Brazil, Venezuela có hiệu quả quả logistics thấp hơn trong khoảng 2.5 – 3, với tỷ trọng chi phí logistics trong nền kinh tế dao động trong khoảng 10% – 12%. Hoạt động khai thác cảng

Thống kê tổng sản lượng hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển trên thế giới, năm 2013, tổng sản lượng đạt 651 triệu TEU, tốc độ tăng trưởng bình quân 8.15%/năm trong giai đoạn 2002 – 2013.

Tỷ trọng hàng hóa container thông qua 50 cảng lớn nhất thế giới chiếm đến 64.96% tổng lượng hóa container cả thế giới.

Năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng hàng không ước tính trên 93 triệu tấn, bao gồm cả hàng hóa trung chuyển. Tỷ trọng hàng hóa thông qua 30 cảng hàng không lớn nhất chỉ chiếm hơn 55% toàn thế giới.  Hoạt động vận tải. Vận tải đường biển bằng container và đường hàng không là hai phương thức vận tải chủ yếu của thế giới với sản lượng luân chuyển chiếm cao nhất, lần lượt là 11.200 tỷ Tấn-Km và 208 tỷ Tấn – Km năm 2013.

Đội tàu hàng rời vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (chiếm 43% tỷ trọng đội tàu thế giới), tiếp theo là đội tàu dầu (chiếm 28%), đội tàu container (chiếm 13%), đội tàu hàng tổng hợp (chiếm 4%). Đội tàu container duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 15 năm qua. Nhóm 20 hãng tàu container lớn nhất hiện chiếm hơn 50% sản lượng vận chuyển container toàn cầu.   Tuyến Á – Âu và Á – Bắc Mỹ hiện là 2 tuyến vận tải biển sôi động nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng container toàn cầu. Hoạt động của các hãng tàu trên thế giới nhìn chung gặp khó khăn trong các năm qua khi giá cước vận tải dao động ở mức thấp, nhiều hãng chịu thua lỗ nặng, thậm chí phá sản.

Vận tải hàng không chủ yếu vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao như hàng điện tử, linh kiện máy móc, hàng thời trang, hàng dễ vỡ, hóa chất…Thị phần vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu khá phân mảnh do chính sách hỗ trợ các hãng hàng không nội địa của các quốc gia. Các tuyến vận tải hàng không nội vùng Chấu Á – Thái Bình Dương và Châu Á Thái Bình Dương – EU là 2 nhóm tuyến vận tài hàng không lớn nhất thế giới. Hoạt động điều phối logistics.

Trong giai đoạn 2009 – 2014, mức tăng trưởng bình quân của sản lượng giao nhận hàng hóa hàng hải và hàng không lần lượt là 7.56%/năm và 4.52%/năm.

Trong giai đoạn 2004 – 2007, doanh thu mảng hoạt động 3PL đạt mức tăng trưởng cao 7.25%/năm. Sau cú sốc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh thu sụt giảm mạnh sau đó phục hồi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cao so với giai đoạn trước, bình quân 5.62%/năm trong giai đoạn 2009 – 2013, 168 triệu EUR.

Ngành Logistics Việt Nam

Ngành Logistics Việt Nam

Hoạt động thượng mại quốc tế của Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững qua các năm. Bình quân tăng trưởng trong giai đoạn 1992 – 2014 đạt mức 20.3%/năm.  Hoạt động ngoại thương của Việt Nam chủ yếu tập trung tại các quốc gia trong khu vực Châu Á, năm 2014 đạt 182.58 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Hoạt động khai thác cảng.

Trong năm 2014, tổng sản lượng hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển cả nước đạt 10,240 nghìn TEU, tăng 16.2% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn từ 1999 – 2014, sản lượng hàng hóa container luôn tăng trưởng đều đặn qua các năm, với mức bình quân 17.43%/năm.

Trong đó, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực miền Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất 66.6%, khu vực miền Bắc và miền Trung lần lượt chiếm tỷ trọng 30.5% và 2.9%  Sản lượng hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam dự báo trong năm 2015 khoảng 11,000 – 12,000 nghìn TEU.

Tính đến thời điểm cuối năm 2014, tổng mức công suất khai thác cảng tại khu vực phía Bắc đạt hơn 4,800 nghìn TEU và tăng lên 5,000 nghìn TEU vào cuối năm 2015. Dự phóng đến năm 2016, nguồn cung năng lực xếp dỡ tại khu vực TP. Hồ Chí Minh là 8,650 nghìn TEU, cùng với hệ thống cảng Cái Mép Thi Vải sẽ tạo ra nguồn cung 15,370 nghìn TEU cả hệ thống cảng miền Nam.

Hoạt động vận tải

Cơ cấu vận tải của Việt Nam có nhiều bất cân đối so với toàn cầu với sự chiếm ưu thế của vận tải đường bộ và thủy nội địa, trong khi vận tải đường biển và đường hàng không chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 6,5%). Ngành vận tải biển Việt Nam nhìn chung còn yếu và hoạt động chưa hiệu quả. Các tuyến quốc tế, đội tàu Việt Nam chỉ chạy tuyến ngắn và chiếm khoảng 12% thị phần. Các tuyến nội địa chiếm hơn 90% do được sự bảo hộ của chính phủ. Đội tàu biển Việt Nam cũng chủ yếu là tàu hàng rời và tàu dầu, trong khi tàu container thì rất ít. Với mức ước thấp trong hơn 5 năm qua, hoạt động của các hãng tàu Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng, phá sản.  Vận tải hàng hóa hàng không chiếm khoảng 25% giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện có hơn 50 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không nội địa hoạt động ở Việt Nam. 4 hãng hàng không Việt Nam chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong các tuyến nội địa do chính sách bảo hộ của chính phủ. Còn các tuyến quốc tế, ưu thế thuộc về các hãng nước ngoài với 82% thị phần. Các tuyến vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế chủ yếu ở Việt là Châu Á – Thái Bình Dương, EU và Bắc Mỹ. Hoạt động điều phối logistics.

Theo thống kê, tổng diện tích hệ thống các trung tâm phân phối tại Việt Nam hiện khoảng 300 ha, phân bố rải rác từ bắc vào nam. Hoạt động hệ thống ICD ở phía Nam phát triển mạnh mẽ hơn phía Bắc với sản lượng hàng hóa thông qua gấp khoảng 3.5 lần, và trung chuyển được khoảng 50% hàng hóa cho hệ thống cảng miền Nam. Theo thống kê từ dữ liệu Amstrong & Associates, thị trường cung cấp 3PL tại Việt Nam trong năm 2014 ước tính đạt 1.2 tỷ USD, tỷ lệ còn rất thấp so với mức trung bình thế giới.

Trả lời